Vấn đề này khá là thú vị, bản thân tôi cũng đã từng đặt ra câu hỏi tương tự. Tôi sẽ không căn cứ vào số liệu, lý luận hay nghiên cứu khoa học nào cả. Tôi chỉ đơn thuần là nhắm mắt lại, suy ngẫm vấn đề một cách trực tiếp nhất, đơn giản nhất.
Khi ăn gà, tôi thích nhất là phần đầu. Trước tiên tôi sẽ cắn hết cái mào gà, tiếp đó là đến phần da, rồi phần mắt. Cuối cùng, tôi sẽ tách hết phần xương bên ngoài và ăn đến óc gà.
Tôi cho rằng con người thường không có ý thức hay cảm xúc về thứ họ đang ăn. Nói cách khác dễ hiểu hơn, khi bạn ăn vây cá mập, bạn sẽ chẳng biết được rằng, khi bị cắt phần vây này, con cá mập đau đớn đến nhường nào. So với nỗi đau khi bị chọc vào mắt thì cái sự đau đớn khi bị cắt vây đối với bạn chắc chắn khá là trừu tượng và xa lạ, bởi con người chúng ta chỉ có mắt chứ không có vây.
Thế nhưng khi bạn ăn cánh tay người, bạn sẽ biết rõ bạn đang cắn khuỷu tay, rồi bạn rút xương sườn, cắn đứt cơ hay bẻ gãy móng tay, bạn sẽ biết rõ cái cảm giác ấy đau đớn đến nhường nào. Như vậy, ăn những thứ trên sẽ khiến bạn có cảm giác khó chịu, bức bối.
Tôi nghĩ đó cũng là lý do mà người ta thay đổi cách gọi tên đối với một số những bộ phận của động vật. Ví dụ: Thay vì gọi là thận thì người ta gọi quả cật, xương lồng ngực thì gọi là xương ức,…
Trước đây, tôi từng đọc một bài báo nói về việc phân loại nỗi sợ búp bê. So sánh 10 con búp bê với hình dáng của con người rồi xếp chúng từ 1 (không giống nhất) đến 10 (giống nhất). Theo đó, nỗi sợ của con người bắt đầu tăng từ con búp bê số 1, nỗi sợ này lên đến đỉnh điểm ở khoảng đoạn 5-6 rồi lại bắt đầu giảm xuống. Điều này có nghĩa là nếu đặt một con SpongeBob SquarePants (nhân vật bọt biển tinh nghịch trong series phim hoạt hình cùng tên) và một con rối cạnh nhau thì con người sẽ sợ con rối hơn, vì con rối giống con người hơn. Tiếp tục nếu so sánh giữa con rối với chú hề thì con người sẽ sợ chú hề hơn, cũng cùng một lý do như trên. Tuy nhiên, khi đặt chú hề cạnh một con búp bê giống hệt con người, con người vẫn sẽ sợ chú hề hơn. Bởi vì so với một con búp bê giống y hệt con người thì họ càng sợ hơn cái thứ nửa vời vừa giống lại vừa khác họ kia.
Tôi nghĩ rằng việc con người ăn thịt động vật cũng theo quy luật này. Khi con người ăn những loài càng khác họ thì càng cảm thấy buồn nôn (bướm, nhện, sâu bướm,…). Cũng như vậy, những gì quá giống con người sẽ khiến họ cảm thấy ghê sợ (khỉ, trẻ em,…). Thế nên, phù hợp nhất chính là những loại ở giữa, không quá giống cũng không quá khác (lợn, gà, bò,…).
Thịt người có mùi vị như thế nào? Có thể hiện tại chúng ta không thể tìm ra được đáp án cho câu trả lời này, nhưng ít nhất có một điều chắc chắn rằng, nó không có vị chua của mồ hôi. Dù sao thì mỗi ngóc ngách trên thế giới này đều đã từng tồn tại việc con người ăn thịt chính con người. Đối với hầu hết các nền văn hóa, người ăn thịt người là một điều cấm kỵ. Thêm nữa, không chỉ có người ăn thịt người, ngay cả việc động vật ăn thịt đồng loại của chúng cũng sẽ bị đạo đức con người lên án. Nhưng không thể phủ nhận rằng, những thảm họa do chính con người gây ra bằng việc ăn thịt đồng loại của mình vẫn tồn tại trong suốt quá trình lịch sử, từ xa xưa cho đến tận ngày hôm nay.
Trên thực tế, hiện tượng người ăn thịt người còn phổ biến hơn so với tưởng tượng của bạn rất nhiều.
Một cuộc nghiên cứu vào năm 2003 đã chỉ ra rằng, gen của người hiện đại hầu hết đều có sự tồn tại những dấu vết của việc “ăn thịt đồng loại”.
Không phải tất cả nhưng đa số nhiễm sắc thể thứ 20 của người hiện đại đều xuất hiện một phần mã hóa gen có mối tương quan sâu sắc với thể đạm độc (prion).
Gen này có sức đề kháng chống lại sự xâm nhập của thể đạm độc vào cơ thể con người. Trong khi đó, con đường lây truyền chủ yếu của thể đạm độc chính là qua việc con người ăn thịt đồng loại.
Phần mô não bị nhiễm thể đạm độc sẽ bị thoái hóa, có hình dạng giống như bọt biển.
Nghiêm túc mà nói, thể đạm độc không phải là một loại virus. Đây là một loại cấu trúc protein (đạm) làm suy giảm hệ thần kinh trung ương và phá hoại cấu trúc cơ ở động vật có vú.
Nó có thể biến đổi protein bình thường trong cơ thể thành prion, khiến hệ thần kinh thoái hóa thành dạng bọt biển. Đây là một loại bệnh về não ở người, tương tự như bệnh bò điên*.
Một bộ lạc có tên gọi là Fore sinh sống tại Nhà nước Độc lập Papua New Guinea, vô cùng nổi tiếng với thói quen ăn thịt người. Chính tại những nơi như thế này thể đạm độc lây lan một cách mất kiểm soát.
Người Freyr mắc bệnh Kuru. Người dân địa phương gọi đây là bệnh Kuru (kuru có nghĩa là run rẩy). Ban đầu, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng run rẩy, rồi sau đó mới tử vong. Tuy nhiên, không phải ai sống ở đây cũng sẽ bị nhiễm thể đạm độc.
Trong quá trình ăn thịt người như vậy, một bộ phận người Freyr đã bị đột biến gen. Sự tiến hóa tự nhiên đã khiến cho bộ phận những người này có sức đề kháng chống lại bệnh Kuru, ngay cả khi họ ăn thịt những người nhiễm phải căn bệnh này.
Khi nghiên cứu trên phạm vi rộng, các chuyên gia còn phát hiện ra rằng loại gen có sức đề kháng đối với prion tồn tại ở người sinh sống tại nhiều nơi trên thế giới. Hơn nữa, loại gen này còn vô cùng đa dạng, theo ước tính thì nó có lịch sử khoảng 500 000 năm. Điều đó cũng chứng minh rằng, chúng ta đều có thể là con cháu của những kẻ ăn thịt người.
Vào năm 1914, một nhà nhân chủng học người Áo Hung – Malinowski – đã có cuộc trò chuyện với người dân Papua ở Thái Bình Dương. Trong cuộc trò chuyện đó, ông đã đề cập đến “trận đấu”, hay vào thời điểm đó cũng chính là Chiến tranh thế giới lần thứ I: “Hiện giờ Châu Âu đang có chiến tranh, mỗi ngày có đến hàng chục nghìn người chết.”
Những kẻ ăn thịt người hoang mang hỏi: “Các ông làm thế nào có thể ăn nhiều người như vậy?”
Malinowski giải thích: “Ở Châu Âu người ta không ăn thịt người…”
Những người kia tiếp tục kinh ngạc: “Không ăn mà lại giết nhiều như vậy, các ông thật quá dã man rồi.”
Đương nhiên, tôi không phải là một chuyên gia trong lĩnh vực này nên tôi chỉ trả lời dưới góc nhìn của một người bình thường. Hy vọng nhận được những góp ý của mọi người.
Trang Hoàng | coocxe.com