in

Sau Covid19, sẽ có bao nhiêu người phải thất nghiệp?

Sau Covid19, sẽ có bao nhiêu người phải thất nghiệp?
Sau Covid19, sẽ có bao nhiêu người phải thất nghiệp?

Bệnh dịch vẫn đang tiếp tục hoành hành, khiến cho các công ty, trường học bị trì hoãn. Nhưng những ngày này, bạn bè không có ai vì được nghỉ ngơi mà vui vẻ. Đặc biệt là các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, lo lắng đến mức đêm không ngủ được.

Dịch bệnh khiến cho kinh tế bị tổn thất như nào? Những ngành nào sẽ bị tác động? Xin trả lời là tất cả các ngành nghề đều bị ảnh hưởng, không ngành nào thoát được.

Bệnh dịch qua đi, không biết bao người sẽ bị thất nghiệp. Chúng ta cần phải sớm chuẩn bị thật tốt. Trong đại dịch lần này, chịu thiệt hại nặng nhất là bốn ngành nghề lớn: du lịch, ăn uống, lưu trú và giải trí.

Lễ Tết trước nay vốn luôn là mùa làm ăn tốt nhất của họ, có thể chiếm 1/3 hoặc thậm chí một nửa lợi nhuận hàng năm. Nay một trận dịch, tất cả đều trì trệ .

Những năm trước, vào dịp lễ Tết các nhà hàng, khách sạn kinh doanh rất tốt, phục vụ các bữa tiệc tất niên, họp mặt gia đình, bạn bè, hay bạn học cũ tụ tập ăn uống, đông như trẩy hội.

Bây giờ trên đường phố hầu như không có người, các cửa hàng cũng đóng cửa gần hết. Khi ra ngoài mua thức ăn, thấy nhà hàng lẩu bên cạnh vẫn mở cửa nên vào thăm một chút.

Trong nhà hàng lớn có một vài đầu bếp, phụ bếp, nhân viên phục vụ, nhân viên rửa bát và hai vợ chồng chủ cửa hàng, tổng có đến mười hai người, nhưng đều chán nản không có gì làm.

Để tiết kiệm tiền điện, họ không dám bật hết đèn nhưng trong tiệm không có nổi một vị khách. Ông chủ nhẩm tính: để chuẩn bị mùa Tết nên đã đặt hàng trăm triệu thực phẩm, nay đều bị xếp kín tủ lạnh và nhà kho. Một số loại rau đã bị thối hỏng ra.

Một tá nhân viên, chi phí nhân công hàng ngày là vài chục triệu, còn tiền điện nước, tiền thuê nhà hàng. Tết năm ngoái làm ăn rất tốt, trưa hay tối đều chật kín khách, mỗi ngày kiếm khoảng 10 – 30 triệu mà năm nay thì lỗ nặng.

Không chỉ nhà hàng, ngành khách sạn cũng ế ẩm như vậy. Mình có người bạn mở một Homestay vì muốn kiếm thêm thu nhập, Tết cũng không về nhà mà ở lại trông coi. Kết quả dịch vừa phát ai còn muốn đi du lịch nữa? Nghe nói cả gia đình đều dựa vào thu nhập của Homestay nhỏ này.

Còn những nhà mở Internet, Massage, gánh xiếc tại hội chợ, bán đồ chơi trẻ em, mở các trò chơi giải trí hay bán bỏng ngô kẹo… Rất nhiều đều là những việc làm ăn nhỏ, đều là những người bình thường kiếm kế sinh nhai, nay đều bị bệnh dịch chặn đứng hết.

Ngoài những ngành phụ thuộc nhiều vào lễ Tết, mang nhiều tính thời vụ ra, thì chỉ cần là những công việc phải tiếp xúc với người khác đều bị ảnh hưởng mạnh mẽ.

Giao thông vận tải, taxi, Grab hay Goviet… chặn hết đường rồi thì lấy đâu ra khách hàng

Phòng khiêu vũ, phòng tập thể hình, bể bơi chưa bao giờ yên tĩnh đến thế.

Trong giáo dục, trẻ em không được ra ngoài thì các lớp phải đóng học phí về cơ bản bị hủy bỏ. Trên thực tế trong giáo dục, không chỉ thu nhập của giáo viên bị tổn thất mà cả phụ huynh cũng lo lắng.

Đặc biệt là phụ huynh có con đang học tiểu học, cấp 2, cấp 3, lo đến mức hận không thể tự mình dạy chúng học.

Môi giới bất động sản, nghe nói không ai dám ra ngoài xem nhà.

Tình hình bệnh dịch nghiêm trọng, khi đất nước miễn cưỡng phải trì hoãn công việc, có rất nhiều người nói: “Những người không cần đi làm mà vẫn nhận lương chắc chắn rất vui vẻ.”

Những người có tư tưởng như vậy thực sự quá ngây thơ. Xã hội là một tổng thể, mỗi người đều là một phần của nó.

Trong và sau khi dịch bệnh bùng phát, việc tăng giá chung của thịt gia cầm, trứng, sữa, rau và trái cây sẽ làm ảnh hưởng đến mọi gia đình.

Do thành bị phong tỏa nhiều nguồn, hàng chục ngàn con gà trong trang trại chăn nuôi không thể bán được, gà đẻ không dám thu thập trứng, ngô cho gà ăn cũng không thể vận chuyển đến nơi.

Tất cả các trang trại chăn nuôi, trang trại gia cầm và nhà máy thức ăn chăn nuôi đều đột ngột bị thiệt hại lớn.

Tương tự như vậy, giá rau sẽ tăng, thịt lợn tăng và sữa cũng sẽ tăng. Một mặt, rau củ nông dân trồng bị thối trên cánh đồng, trái cây thối trong nhà kính vì không ai hái.

Mặt khác, giá cả thị trường tăng vọt. Từ nguồn cung đến cầu, không ai thu được lợi ích. Những mất mát này đã vượt xa nhận thức và sự hiểu biết của người dân bình thường chúng ta.

Môi hở thì răng lạnh. Lợi nhuận bị thu hẹp và chi phí tăng, có thể một số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ bị phá sản.

Ngay cả khi không đến mức phá sản, nhưng miễn là lợi nhuận giảm, việc sa thải gần như là không thể tránh khỏi, ảnh hưởng cuối cùng vẫn chỉ là nhân viên bình thường.

Dịch bệnh vẫn đang diễn ra và chưa có hy vọng chấm dứt. Đối mặt với thảm họa, đất nước còn lo lắng hơn chúng ta, tỉnh táo hơn chúng ta và bất lực hơn chúng ta!

Mỗi ngày trì hoãn sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng chục triệu người và nền kinh tế cùng sự phát triển của cả nước.

Một dịch bệnh gây tổn hại cho nền kinh tế của quốc gia” là gì? Tết năm 2020 đã cho mọi người một bài học sâu sắc.

Cho đến hôm nay, cuối cùng tôi cũng hiểu được sâu sắc trong câu “Quốc thái dân an”, tại sao “quốc thái” lại đứng trước “dân an”

Chính bởi vì quốc gia yên bình, an ổn thì nhân dân chúng ta mới an cư lạc nghiệp được. Bài học quá nặng nề, quá bi thảm và quá khó quên.

Trước những khó khăn thực sự sắp đến, hãy thận trọng, giảm chi phí, cố gắng tiết kiệm nhiều hơn, giữ sức khỏe và thư thái tinh thần.

Bởi vì bất chấp những khó khăn và trở ngại phía trước, bạn và tôi hãy luôn tin rằng dịch bệnh sẽ luôn vượt qua và thảm họa sẽ luôn qua đi.

Chúc phúc mỗi người!

Diệu Linh | coocxe.com

5/5 - (1 bình chọn)
365 caption thả thính cả năm đảm bảo có người yêu

365 caption thả thính cả năm đảm bảo có người yêu

Phút trải lòng của con trai... con gái nhất định phải đọc

Phút trải lòng của con trai… con gái nhất định phải đọc