in

Trong tình yêu, cách thức bên nhau tốt nhất là độc lập và cùng trưởng thành

Trong tình yêu, cách thức bên nhau tốt nhất là độc lập và cùng trưởng thành
Trong tình yêu, cách thức bên nhau tốt nhất là độc lập và cùng trưởng thành

Nhà văn trứ danh Kim Dung từng viết trong “Thư kiếm ân cừu lục” rằng: “Tình thâm bất thọ, cường cực tắc nhục, khiêm khiêm quân tử, ôn nhuận như ngọc” (tình càng sâu đậm thì càng không lâu dài, người nào yêu nhiều hơn thì sẽ chịu nhiều tổn thương hơn, quân tử nên khiêm tốn hòa nhã, ắt sẽ tự toát lên giá trị).

Thời trẻ không hiểu được ý tứ trong đó, hiểu rồi mới biết đối nhân xử thế là chuyện không hề giản đơn, nếu quá khôn khéo thì sẽ chịu phải tổn thương. Tình cảm quá sâu đậm thì sẽ không kéo dài, thậm chí ảnh hưởng đến cái vốn có, càng ép uổng càng khổ mình.

Một người thật sự trưởng thành, khi ở cạnh ai đó sẽ biết khiêm tốn hữu lễ, trên phương diện tình cảm cũng cư xử vừa phải, tu dưỡng phẩm chất, biết cương biết nhu.

Tăng Quốc Phiên từng nói: “Làm người không nên quá thông mình”. Tăng Quốc Phiên sống khiêm tốn, biết thu lại hào quang của chính mình, cũng chẳng lạm dụng chức quyền để tranh đoạt lợi ích.

Trong cuốn “Gia thư”, ông đã nói với phụ thân mình rằng, nếu trong nhà xảy ra chuyện thì thà rằng để bản thân chịu thiệt chứ không muốn đến nha môn, tránh để người đời nghĩ rằng nhà ta ỷ thế hiếp người”. Bởi nghiêm túc làm việc, giữ khuôn phép mà con đường làm quan của Tăng Quốc Phiên lên tận mây xanh, từ một quan thất phẩm tép riu trở thành đệ nhất mưu thần thời Thanh, liên tiếp cứu vương triều Đại Thanh chao đảo trước gió mưa thoát khỏi nước sôi lửa bỏng, được lịch sử ngợi khen rằng: “Lập đức, lập công, lập ngôn tam bất hủ, vi sư vi tương vi tương nhất hoàn nhân”.

Ngược lại, người tự cho là thông minh tuyệt đỉnh thì thường chấm dứt bằng vết thương đau nhói, không có kết cục tốt. Thời Tam Quốc, Tưởng Cán đánh giá thấp hùng tài đại lược của Chu Du, tự mình qua Giang Đông chiêu hàng, nhưng lại bị Chu Du mượn đao giết người, trừ bỏ hai đại tướng tâm phúc của Tào Tháo. Lại thêm danh sĩ Dương Tu cậy tài mà ngạo mạn, nhiều lần không để ý sắc mặc của Tào Tháo, tự cho là đúng nên khiến Tào Tháo đố kỵ, cuối cùng mạng chôn chốn hoàng tuyền.

Trong “Hồng Lâu Mộng”, Vương Hi Phượng có được sự yêu thích của Giả mẫu nhưng lúc nào cũng đề phòng ám toán của người khác, vậy nên đã sắp kế hại chết Vưu nhị tỉ. Giả phủ dần suy bại, nàng lấy tiền của người làm mang cho vay cắt cổ, đến khi bị tịch biên gia sản, người ta tìm thấy trong phòng Vương Hi Phượng một chiếc rương chứa rất nhiều vàng bạc châu báu. Tiền tài là vật ngoài thân, sống không tiêu thì chết cũng chẳng thể mang theo được, song Vương Hi Phượng lại tính toán chi li, cuối cùng rơi vào thảm cảnh cửa nát nhà tan, quả có thể nói rằng “tính toán quá kỹ thì sẽ ảnh hưởng đến cả tính mạng”.

Người tự nhận thông minh ấy là do lòng quá xốc nổi, cho nên chỉ biết mỗi cái trước mắt.

Công ty Huawei từng có một nhân viên mới tốt nghiệp từ đại học Bắc Kinh. Người này tuổi trẻ khí thịnh, lại có tài năng, nhưng vừa mới tới Huawei đã liệt kê ra hàng loạt vấn đề liên quan đến chiến lược và cơ chế quản lý của công ty, dốc hết tâm huyết viết một bức “Thư vạn chữ” gửi cho chủ tịch Nhậm Chính Phi, vốn tưởng sẽ nhận được tán đồng và ngợi khen, nhưng nào ngờ kết quả lại chẳng biết nên khóc hay nên cười, Nhậm Chính Phi phê rằng: “Nếu người này bị điên thì hãy đưa đến bệnh viện chữa trị, nếu không bị điên thì kiến nghị sa thải”. Vẫn chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế mà đã đề xuất hủy bỏ quy tắc do công ty dốc sức đặt ra bao năm, kiểu thông minh không đến nơi đến chốn này đúng là chỉ biết biến khéo thành vụng mà thôi.

Cảnh giới cao nhất của người thông minh là “đại trí giả ngu”, tuy lõi đòi nhưng lại không lõi đời, trải qua bao việc song vẫn nhìn đời bằng con mắt sáng trong.

Từ bé chúng ta đã được nghe những câu chuyện như thỏ rùa thi chạy hay ôm cây đợi thỏ, vân vân… nên ắt đều hiểu đạo lý “tuệ cực tất thương” (thông minh quá sẽ rước lấy tổn thương). Nhưng buồn thay, đạo lý này ai cũng hiểu nhưng vẫn không sống tốt kiếp này.

Rất nhiều người và việc, chúng ta không cần quá thông minh. Bên cạnh bạn bè, nếu quá khôn khéo thì sẽ thành bụng dạ hẹp hòi, phàm chuyện gì cũng cân nhắc chi li thì sẽ khó có được tri kỷ. Bên cạnh người thân, nếu quá tính toán thì sẽ thành quở trách lẫn nhau, nhà là nơi không nên nói lý, gặp chuyện không chỉ trích, không hồ đồ mới là trí tuệ cấp cao nhất.

Tôi rất thích câu nói: “Uống rượu không nên say quá sáu phần, ăn không nên no quá bảy phần, yêu một người không nên yêu quá tám phần”. Nếu yêu quá nhiều, quá nhớ nhung, quá đợi mong thì sẽ hao tâm tổn trí, bỏ quên bản thân, ấy thành lao lực quá độ, đoạn tình cảm này sẽ không thiên trường địa cửu nổi.

Trong tình cảm, cách thức bên nhau tốt nhất là độc lập và cùng trưởng thành.

Tâm lý học có giảng, khi thích một ai đó thì con người ta sẽ dốc hết sức mình rồi lại hy vọng có được sự hồi đáp tương tự. Mà tình cảm càng sâu, nỗ lực càng nhiều thì kỳ vọng được đáp lại càng cao. Nhưng một tình cảm quá khua chiên gõ trống thì thường sẽ không vượt qua nổi khảo nghiệm cuộc đời.

Lúc yêu thì có thể thề non hẹn biển, thậm chí không nhiễm khói lửa nhân gian. Nhưng hôn nhân thì không giống thế, nếu một ngày nào đó hon nhân rơi vào cảnh bất hòa thì sẽ đi đến dấu chấm hết.

Nhà văn Quỳnh Dao từng nói: “Chỉ cần lưỡng tình tương duyệt thì chẳng ngại không đèn không trăng, nhưng hôn nhân thì phải nghiêm túc đến nơi đến chốn, cùng nắm tay người mình yêu thương kinh qua mọi vui buồn đời này”.

Rất nhiều tình cảm đến rồi lại đi, chẳng phải vì không yêu nhiều mà là yêu quá nhiều, song lại không thể thắm nồng mãi mãi.

“Nước đầy sẽ tràn, trăng tròn sẽ khuyết”, tình cảm há lại chẳng thế sao?

Yêu ai chỉ yêu tám phần, còn dư lại hai phần là cách đối đãi của đối phương. Nếu không được như ý thì hãy tin rằng trời cao ắt có sắp xếp khác, mọi mất mát đều sẽ quay về bằng cách thức khác.

Tục ngữ có câu: “Mộc tú vu lâm, phong tất hồi chi” (cây cao trong rừng sẽ bị gió đốn đổ). Một cái cây cao hơn những cây khác, khi nổi gió to thì chắc chắn sẽ bị tàn phá. Một người nếu quá mạnh mẽ, quá thẳng tính thì sớm muộn gì cũng sẽ rước họa vào mình.

Chỗ cao khó tránh khỏi rét lạnh, phàm chuyện ở đời không nên ham vượt trội, không chịu thua kém, quá tham trội thì sẽ bành trướng bản thân, lại thành gây sự với người khác.

Tăng Quốc Phiên có nói: “Đạo lý làm người là biết cương biết nhu, không được đi lệch. Nếu quá nhu nhược thì sẽ mệt mỏi, song quá ương ngạnh thì sẽ dễ bị bẻ gãy”. Biết kết hợp cương nhu thì mới có thể bảo vệ được chính mình, tiện đà phát huy được tài năng.

Vào thời Tam Quốc đâu cũng có nhân vật trí dũng kiệt xuất, trước khi Hán Hiến Đế bị phế truất, Viên Thuật ưa mạnh, đánh giá cao thực lực của bản thân nên xung phong xưng đế. Kết quả lại bị chúng chư hầu chèn ép, cuối cùng rơi vào kết cục đại bại, bi phẫn chết đi. Còn nữa, Ngao Bái thời Thanh từng theo Hoàng Thái Cực nam chinh bách chiến, trở thành tướng quân khai quốc, nhưng ông ta lại cuồng vọng tự đại, ỷ có công lớn nên sau này bị dồn đến đường chết.

Vào khoảnh khắc con người ta buông tay rời khỏi nhân thế, hồi tưởng lại kiếp này, thứ mình từng nghĩ là lớn lao song lại là ngu xuẩn bực nào.

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, xử chúng nhân chi sở ác, cố kỷ vu đạo” (cảnh giới cao nhất của thiện hạnh giống như đặc tính của nước, nước không tranh giành lợi với vạn vật, nằm ở nơi mọi người không chú ý, cho nên nước là gần với Đạo nhất). Ý chỉ phẩm chất tốt đẹp nhất ở đời giống như nước vậy, làm dịu vạn vật chứ không tranh với đời, cũng chẳng chấp nhặt với thế nhân, có sự mềm mỏng song lại mang trong mình khí độ và tấm lòng bao dung thiên hạ.

Sự lớn mạnh của bản thân là dùng để giúp đỡ chứ không phải dùng để kích phát sự đố kỵ của người khác, ấy mới không chịu phải đả kích. Sự mạnh mẽ chân chính không nằm ở bề ngoài hời hợt.

Thời trẻ, Khổng Tử từng thỉnh giáo Lão Tử. Lão Tử chẳng nói chẳng rằng, chỉ há miệng để lộ hàm răng cho Khổng Tử nhìn, Khổng Tử bình tỉnh đại ngộ, thấu được triết lý ảo diệu trong đó: “hàm răng là vật cứng, đầu lưỡi là vật mềm, nhưng răng lại rụng còn lưỡi thì không, kẻ mạnh tuy cứng cỏi nhưng lại sa sút, còn người biết mềm mỏng thoạt trông nhu nhược nhưng lại tồn tại lâu bền, ý chỉ cái mạnh bề ngoài chỉ là hư vô, mạnh bên trong mới thật sự là mạnh.”

Cây to thì đón gió, kẻ mạnh còn có kẻ mạnh hơn, ham trội thì cuộc đời sớm muộn gì cũng rơi vào khốn cảnh.

“Tuệ cực tất thương, tình thâm bất thọ, cường cực tắc nhục”, sống ở đời đừng nên quá hơn thua, một vừa hai phải, biết đâu là điểm dừng mới không chịu thương tổn.

Mong bạn sau này biết hồ đồ trong thông minh, thâm tình vừa phải, không kiêu ngạo cũng chẳng siểm nịnh.

Quỳnh An – Dear.vn

5/5 - (1 bình chọn)
Tuổi tác càng dài càng thấy thế gian tàn nhẫn, càng cần một nơi yên tĩnh

Tuổi tác càng dài càng thấy thế gian tàn nhẫn, càng cần một nơi yên tĩnh

Người chỉ cùng tôi một đoạn đường, nhưng tôi lại thương nhớ người cả đời

Người chỉ cùng tôi một đoạn đường, nhưng tôi lại thương nhớ người cả đời