in

Những lợi ích trong cuộc sống khi bạn giỏi Toán học

Những lợi ích trong cuộc sống khi bạn giỏi Toán học
Những lợi ích trong cuộc sống khi bạn giỏi Toán học

Đặt giả thiết thế này, có ba cậu trai theo đuổi một hotgirl nọ, chàng trai thứ nhất giàu vl, chàng trai thứ hai thì đẹp trai cao to lại lắm tiền, chàng trai còn lại thì điều kiện thường thường bậc trung, ba người theo đuổi theo thứ tự chứ không tỏ tình cùng một lúc. Hỏi hotgirl làm thế nào để chọn được anh chàng vừa đẹp trai cao ráo lại lắm tiền, tự xưng Mr. Right đây? Nếu như bạn là hotgirl đó thì khi gặp được chàng đẹp trai cao ráo giàu có kia, làm cách nào để xác định được sau này không có một người còn đẹp trai cao ráo lắm tiền hơn nữa xuất hiện đây?

Ở đây chúng ta đặt giả thiết là hotgirl lấy “đẹp trai cao to nhiều tiền“ làm mục tiêu nhé.

P.s: Tình yêu đơn thuần xuất phát từ những phản ứng hóa học dành cho nhau, còn không thì người ta cân đo đong đếm, đây chỉ là một ví dụ nhằm đánh bật lên tư duy toán học mà thôi.

Nếu như bạn vừa tốt nghiệp ra trường và cầm trong tay một offer, thì làm sao bạn biết được có nên ký kết ba bên không, liệu sau này còn có công ty lớn hơn nhiều ưu đãi hơn không? Bạn bối rối cực kỳ giờ nên làm nào?

Vậy để tôi nói cho các bạn biết một quy tắc gọi là quy tắc 37%, đây là mũi tên chỉ dẫn trong cuộc sống của bạn, xua tan mây mù nhìn rõ thế giới xung quanh.

Bạn không tin ư? Để tôi phân tích ví dụ chọn bạn trai bên trên cho các bạn thấy:

Đặt tên cho ba chàng trai lần lượt là 1, 2, và 3. Chúng cũng đại diện cho giá trị của mỗi người trong đó, có nghĩa là phải chọn được số 3 thì mới là Mr. Right.

Liệt kê tất cả các cách sắp xếp ta có:

  • 123
  • 132
  • 213
  • 231
  • 312
  • 321

Nếu như hotgirl chọn người đầu tiên tỏ tình với mình thì chỉ có hai trường hợp là 312 và 321 là lựa đúng Mr. Right thôi.

Xác suất ở đây là 2/6 = 0,33 (33%)

Nếu thay đổi quyết định, coi người đến đầu tiên chỉ là để tham khảo chứ không nhận lời, và chàng trai tiếp theo mới là người cần tìm thì chúng ta có ba trường hợp: 132, 213, 231, xác suất lên đến 3/6, tức 0,5 (50%).

Các bạn thấy chưa, thay đổi kế hoạch cái là kết quả khác đi cực nhiều.

Vấn đề này có thể quy thành hạn định giới hạn của một vấn đề, ta phải quan sát chúng sau đó mới đưa ra quyết định, như thế mới tối đa hóa lợi ích của mình được. Tóm lại, đó chính là quy tắc 37%.

Tìm nửa kia để kết hôn cũng có thể dùng quy tắc 37%. Ví dụ như một cô gái đã bắt đầu tìm bạn trai từ năm 18 tuổi và mục tiêu là phải kết hôn trước năm 40 tuổi, căn cứ vào quy tắc 37% thì ta có độ tuổi tốt nhất để lấy chồng là 26,1 tuổi. Trước độ tuổi này được gọi là thời kỳ quan sát, cô chỉ nên yêu chứ chưa nên kết hôn, nhưng cô cũng phải chọn được chàng trai mà mình thích nhất trong số những người mà mình từng yêu. Năm 26 tuổi sẽ là năm đưa ra quyết định, nếu như tìm được một người tốt hơn người mà cô đã chọn ra kia, hoặc là tương đương với người đó, thì nên vớ ngay lập tức.

Đây là trường hợp lấy thời gian làm điều kiện, nếu như cô gái đó dùng số lượng người theo đuổi mình để làm điều kiện, thì quy tắc này cũng được thành lập tương tự thế.

Nếu như hotgirl định lấy chồng vào năm 30 tuổi thì dựa theo kinh nghiệm thời đi học của cô, mỗi năm có tầm 5 người theo đuổi mình. Như vậy là từ năm 20 tuổi đến năm 30 tuổi, tổng cộng có chừng 50 người. Theo đó, cô phải quan sát ít nhất là 50 x 0.37 = 18 người theo đuổi. Phải nhớ cho kỹ những đặc điểm của chàng trai cô thấy ưng ý nhất trong 18 người kia, như ngoại hình ra sao và điều kiện như thế nào, vì đây chính là Mr. Second. Trong những người theo đuổi sau đó, nếu như có một người tốt hơn Mr. Second kia thì phải đồng ý ngay lập tức.

Điều này rất thực tế đúng không? Phải ghi nhớ nguyên tắc 37% đấy. Nguyên tắc này có thể áp dụng cho cả nam lẫn nữ. Nhưng điều kiện tiên quyết là bạn phải có người theo đuổi cái đã… Nếu không thì không thể nào áp dụng công thức này được.

Tương tự như thế thì ta có thể vận dụng công thức này vào chuyện mua nhà. Thanh thiếu niên bây giờ ai cũng muốn có được một căn phòng do chính tay mình lựa chọn và trang trí đúng không.

Nếu đặt yêu cầu là giải quyết vấn đề mua nhà trong nửa năm, thì bạn có thể chia khoảng thời gian này thành 2 giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, chúng ta chỉ quan sát chứ chưa quyết định mua, dùng khả năng của chính mình để tìm hiểu sơ bộ thị trường nhà ở và xác định những căn hộ mình thích hoặc không và ghi nhớ lại ngôi nhà mà mình ưng ý nhất trong số các căn đã xem qua. Đợi đến khi gặp cột mốc 37% thì bạn bước vào giai đoạn thứ hai, bắt đầu từ khoảnh khắc này trở đi, nếu như bạn bắt gặp được căn nhà nào tốt hơn hoặc tương tự căn mà bạn chọn thì quyết định mua ngay không chút do dự.

Điều kiện tiên quyết trong trường hợp này là phải đủ tiền đặt cọc, đủ điều kiện mua nhà ở thành phố. Nếu không, công thức này cũng không thể áp dụng.

Thôi được rồi không thể thảm hơn được nữa, đã không có người yêu, lại còn không có tiền mua nhà. Thì chúng ta phải lăn đi tìm việc mà kiếm miếng cơm!

Mà chúng ta cũng có thể áp dụng công thức này khi tìm việc làm nữa đó.

Đặt trường hợp bạn dự định phải tìm được việc làm trong vòng một tháng, thì chúng ta lại chia nó thành 2 giai đoạn. Mười ngày đầu, bạn cứ thoải mái đi xin việc, thoải mái đi phỏng vấn nhưng không ký hợp đồng mà chỉ đồng ý miệng để bên nhân sự gửi thư tuyển dụng đến hòm thư cho bạn.

Hai mười ngày còn lại thì chỉ cần bạn tìm được công ty nào có điều kiện tốt hơn công ty tốt nhất mà bạn đã kiếm trong 10 ngày đầu, thì hãy ký hợp đồng ngay lập tức.

Kể một tình huống khá là thực tế đi, tôi tin rằng ai trong chúng ta cũng gặp phải nó.

Dù bạn có huyên thuyên thuyết trình như thế nào, thì chỉ cần ông chủ hỏi bừa vài vấn đề bất kỳ là khiến bạn cuống ngay, để rồi ổng bác bỏ toàn bộ đề án của bạn. Những người làm việc tại tuyến một phải tốn rất nhiều công sức để tập trung vào từng chi tiết nhỏ, cũng chính là “tả thực”, thế nhưng các ông chủ khi xem xét thì lại thường là đứng trên cao nhìn từ xa vào sâu trong vấn đề, do đó chỉ cần qua vài câu hỏi là họ có thể tìm được trọng tâm và đưa ra quyết định chính xác.

Đây là trường hợp có thật trong thực tế, bạn quá chú trọng các chi tiết nhỏ mà xem nhẹ đi tổng thể.

Cho nên, nếu như đang thuyết trình thì trước tiên phải suy nghĩ và giới hạn thời gian. Ví dụ như trong một ngày hoặc trong bao nhiêu tiếng thì phải hoàn thành báo cáo. Thứ hai, hãy giới hạn về độ dài của nội dung. Thứ ba, trong kế hoạch thuyết trình, hãy dùng bút nhớ có nét càng to càng tốt để có lợi cho việc tư duy và buộc bạn phải tập trung vào tổng thể hơn.

Chú thích: Nguyên tắc 37% trên kia nếu như bạn nào có học qua kinh tế sẽ biết đến công thức này với tên gọi “Bài toán thư ký” hoặc “Bài toán tuyển vợ”, được các học giả phỏng đoán rằng người đầu tiên sử dụng công thức này để tuyển vợ là Kepler (là ông tìm ra quy luật chuyển động của các hành tinh ấy).

Về cơ bản, nguyên tắc này phát biểu như sau, bạn có N lựa chọn xuất hiện lần lượt theo thứ tự và thỏa điều kiện là nếu đã chọn thì không thay đổi còn nếu bỏ qua thì không quay lại. Xác suất để bạn có thể có lựa chọn tối ưu là 1/e, xảy ra tại điểm tốt hơn điểm X với X là điểm tốt nhất trong N/e lựa chọn đầu tiên.

Nói đơn giản, khi bạn phải chọn lựa giữa N ứng viên, thì hãy xem qua N/e ứng viên đầu tiên và bỏ qua. Sau đó chọn ngay ứng viên tốt hơn N/e người trước thì đó có khả năng là ứng viên tốt nhất (không cần xem xét các lựa chọn sau đó nữa).

Đinh Thanh | coocxe.com

5/5 - (1 bình chọn)
Khi biết con mình từng bị xâm hại, cha mẹ sẽ có suy nghĩ gì?

Khi biết con mình từng bị xâm hại, cha mẹ sẽ có suy nghĩ gì?

Là con của một gia đình đồng tính, cuộc sống của bạn thế nào?

Là con của một gia đình đồng tính, cuộc sống của bạn thế nào?