in

Những người làm kinh doanh… các bạn có thấy nhục không?

Những người làm kinh doanh... các bạn có thấy nhục không? 1

Dear.vnHầu hết các bạn phải làm việc quên ngày, quên đêm… dẫu không phải lao động chân tay nhưng không có mấy giây phút bạn ngừng nghĩ về NÓ (doanh nghiệp của bạn), bạn nghĩ về sản xuất, bạn nghĩ về bán hàng, bạn nghĩ về nhân sự, bạn nghĩ về tài chính, bạn nghĩ về quản lý, bạn nghĩ về truyền thông…một tỷ thứ cần bạn quan tâm, mà nếu có giao việc được cho nhân viên thì bạn vẫn phải quan tâm đến việc giám sát, kết quả…

Bạn nghĩ đến NÓ khi đang ăn, khi đang chơi, thậm chí cả khi ngủ… nhất là mỗi khi NÓ “ốm” hay có vấn đề gì đó…mà lúc nào nó chẳng có vấn đề. Những lúc NÓ ổn ổn chỉ mang tính thời điểm, mà nó ổn ổn một thời gian hơi dài một chút là bạn lại bắt đầu lo vì nó “có vẻ tiềm ẩn nguy cơ nào đó” mà bạn chưa nhận ra, mà NÓ có ổn thật thì bạn lại lo cho NÓ phát triển to ra, lo cho NÓ đứng đầu, lo cho NÓ phát triển bền vững…

Tôi chắc chắn rằng thời gian bạn nghĩ nhiều đến NÓ hơn cả vợ chồng, hơn cả con cái, hơn cả bố mẹ, hơn cả người yêu, hơn những sở thích cá nhân, hơn chính bản thân mình…

Tôi chắc chắn rằng không ít lần bạn thầm ghen tỵ với nhân viên của mình, bạn bè mình, những người xung quanh mình, “những bọn đi làm thuê”… vì chúng nó không NHỤC như mình.

Bạn đánh cược vào NÓ hầu như toàn bộ thời gian, tiền bạc, tâm trí, sức khoẻ,…thậm chí cả hạnh phúc…để nhận lại được gì? THÀNH CÔNG? TIỀN BẠC???? Cả hai thứ đó không phải lúc nào cũng ghé thăm bạn…mà là SỰ CÔ ĐỘC.

Trên hành trình của mình, bạn quá đơn độc. Có quá nhiều thứ bạn không thể chia sẻ, có quá nhiều thứ bạn âm thầm gánh vác một mình mà không thể nhờ cậy ai, ngay cả những người gần gũi, thân yêu nhất.

Có thể bạn thấy cũng bình thường? Cũng quen rồi? Cũng giống như tham gia giao thông thôi? Đúng vậy, giống hệt như tham gia giao thông ở Việt Nam.

Mọi người hăm hở ra đường, bon bon, chen chen, luôn phải cố gắng luồn lách, nhích lên từng tí một, từng tí một,…n gười nọ cố gắng vượt lên trên người kia, đèn còi ầm ĩ, tạt đầu, phanh gấp, không luật lệ, không chuẩn mực, hạ tầng tồi tệ, thái độ tham gia tồi tệ…chúng ta cố gắng rất nhiều, rất nhiều căng thẳng, rất nhiều mệt mỏi, nhưng đi chẳng được bao nhiêu xa…thi thoảng lại gặp “cơ quan chức năng”, thi thoảng lại “sự cố” tắc đường, ngập lụt, sửa đường, đèn giao thông hỏng, biển cấm cắm “bí mật”… bạn thấy bình thường, bạn thấy quen rồi, quen với cả những ức chế, quen cả với cả những bất cập, quen cả với những thứ dở hơi…

Bạn quen cả với việc làm ăn lởm khởm (vì làm tử tế chỉ có thiệt), bạn quen với việc không bài bản chuẩn mực (vì xung quanh có ai bài bản đâu?), thậm chí bạn cũng sẵn sàng dối trá, lọc lừa một chút, vứt uy tín đi một chút, vứt danh dự đi một chút, …đôi khi bạn làm thế để “trả thù” những thằng làm ăn lởm khởm, những thằng lọc lừa bạn, cung cấp sản phẩm dịch vụ vớ vẩn cho bạn (giống như mày tạt đầu ông thì ông tạt đầu mày, mày chèn ông thì ông chèn mày, mày còi to thì bố cũng thế).

Thi thoảng bạn cũng nhận ra mình thường xuyên than thở về môi trường kinh doanh tồi tệ, văn hoá kinh doanh tồi tệ, người làm kinh doanh lừa đảo nhiều, sản phẩm độc hại, giả, nhái nhiều, dịch vụ lởm khởm, lừa đảo nhiều… và bạn đang làm kinh doanh trong một môi trường kinh doanh quá thiếu lòng tin, quá thiếu chuẩn mực và quá thừa …rủi ro vì bạn có thể gặp “tai nạn” bất cứ lúc nào vì bất cứ lí do gì.

Nhưng bạn quen rồi, và bạn cũng chẳng ý thức được tình trạng đáng thương của mình trong cái vũng lầy mà bạn vừa là nạn nhân, vừa tham gia góp phần tạo ra nó.

Chỉ cho đến khi bạn đi ra ngoài, tiếp xúc với những con người kinh doanh tử tế hơn, môi trường lành mạnh hơn, bạn mới thấy NHỤC, mới thấy thương mình, thấy mình thật méo mó biến dạng và kém cỏi như thế nào so với thiên hạ.

Có thể bạn không cảm thấy thế, bạn thấy mình cũng giỏi phết, giỏi tiểu sảo, luồn lách, đánh võng, lách luật, quan hệ… hơn người, bạn chẳng cần làm ăn uy tín, bài bản, chuyên nghiệp, không cần học hỏi mà vẫn “ngon”.

Bạn thấy việc đất nước bị “xâm lăng” bởi các doanh nghiệp nước ngoài, thị trường Việt Nam bị doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm, tài nguyên thiên cũng như sức lực và trí tuệ con người Việt Nam bị bán rẻ, uy tín và chất lượng của nền kinh tế tụt hậu hơn so với các nền kinh tế được coi là “chiếu dưới” như Lào, Cam, Miến… là việc của chính phủ, là việc của người khác và không chút liên quan đến mình.

Việc có thể làm tử tế, chuyên nghiệp, hiệu quả như Nhật, Sing, Mỹ…là việc chẳng bao giờ nên nghĩ tới.

Như thế có coi là NHỤC không?

SME

5/5 - (1 bình chọn)
Gương đã vỡ rồi có lành lại được không? 4

Gương đã vỡ rồi có lành lại được không?

Mùa này mà đi du lịch Hồ Cốc thì tuyệt vãi cả vời