in

Cuối cùng, chúng ta sống vì điều gì?

Cuối cùng, chúng ta sống vì điều gì?
Cuối cùng, chúng ta sống vì điều gì?

Đôi khi tôi nói nửa đùa nửa thật với bạn bè: xã hội của ta cứ như trại tâm thần lớn, ai cũng có tiềm năng phát bệnh (hoặc phát rồi mà ko biết?!!) Không chỉ vì lương thấp giá cao, tắc đường ô nhiễm, sếp phạt con hư… ty tỷ thứ ngoại cảnh làm ta nhức đầu hàng ngày, mà còn do những thứ do ta tự “đẻ” ra giằng xé giày vò nhau và làm khổ chính mình.

Cứ đến Tết là các diễn đàn đời sống lại dậy tiếng ca thán, từ chuyện biếu Tết nội/ngoại, đến chồng vợ đánh nhau ly dị vì đón Tết ở đâu? Sao khổ thế?

Riêng chuyện phụ nữ muốn về nhà bố mẹ đẻ trong ngày Tết là lấy đi bao cảm xúc, ngôn từ và thời gian của cả hai giới. Phía chị em: ai ko có cha mẹ, cả năm ở nhà chồng, ngày Tết phải về với cha mẹ chứ? Phía anh em: làm vợ làm dâu bỏ nhà chồng ngày Tết còn thể thống gì? Ai hương khói tổ tiên, khách đến ko người cơm nước còn gì thể diện đàn ông… đến hẹn lại lên ỏm tỏi muốn nhũn não.

Cuối cùng, chúng ta đang tranh đấu cái gì? vì điều gì vậy? một lúc nào đó tĩnh tâm ngẫm ngợi, có phải chúng ta đang khổ sở vì những điều hết sức ko đáng, hoặc tưởng là đáng nhưng ko đúng ko?

Khi người đàn ông mải miết chạy đuổi công cuộc kiếm tiền biền biệt. Anh bỏ quên tuổi thanh xuân của vợ. Anh bỏ lỡ buổi khai giảng đầu đời của con, anh ko biết những lần con bị bắt nạt hay những giọt nước mắt con tức tưởi khi bị oan ức. Anh mê mải hình dung viễn cảnh cho con một khối tài sản; nhưng thật ra khi con tiếp nhận, nó đã trưởng thành, đủ độc lập và cứng cáp, chưa chắc đã cần món tiền của anh. Trong khi nó non nớt, yếu đuối, bơ vơ nhất, lúc cần cha nhất, anh ko ở đó để sẻ chia che chắn, có đáng ko?

Khi người đàn bà riết róng nghi ngờ phán xét, họ ko nhớ ra cuộc sống ngoài kia đã quá nhiều áp lực thách thức, người đàn ông của họ đã đủ mệt mỏi buồn phiền, chỉ thêm chút nữa là nổ tung. Giày vò hành hạ nhau như thế, có đáng không?

Gần đây có bài viết trên VNE: một cặp vợ chồng chia tay vì người chồng có người khác, sau đó họ lấy nhau. Điều kinh sợ thứ nhất là nhân vật cô con gái của anh sau đó đến ở với anh và mẹ kế, được yêu thương chăm sóc, được đi nước ngoài du học. Sau khi học về việc của cô làm là vào công ty của bố và âm thầm huỷ hoại công ty, chuyển hết tiền cho mẹ đẻ và lạnh lùng tuyên bố đã hoàn thành việc trả thù. Điều kinh sợ thứ hai là các bình luận bên dưới bài viết đầy phấn khích: “nhân quả báo ứng”, “đáng kiếp”, “nể mặt em, tuổi trẻ chí lớn”… Tôi thật sự ko hiểu nổi, một đứa trẻ, một tâm hồn hoàn toàn bị huỷ hoại trong tiếng reo hò của “người lớn”. Một người đàn bà giam hãm cả đời mình trong cay đắng thù hận, và biến con mình thành như vậy, có đáng ko?

Vợ chồng yêu thương trời biển, điều mong muốn giản đơn của vợ mình được về nhà mấy ngày Tết, cũng không làm được cho cô ấy, sao vậy anh? Thể diện đàn ông nó là thế nào, tròn méo ra làm sao; và khách khứa là những ai mà quan trọng ghê gớm thế. Bạn bè đối tác có cả năm để gặp nhau, họ hàng cũng vậy. Mấy câu chúc Tết sáo mòn hay những cuộc mâm bát triền miên có đáng đổi bằng nỗi buồn ngập tràn trong lòng cô ấy, hạnh phúc gia đình chao đảo. Thể diện đàn ông thể hiện trên gương mặt hân hoan hạnh phúc, biết ơn của người phụ nữ và những đứa trẻ, rằng anh là người chồng người cha tuyệt vời, chứ đâu phải ở sự hách dịch mà anh muốn phô diễn với người đời. Thể hiện kiểu đó, có đáng ko?

Tôi cũng mất mấy chục phút cuộc đời để viết những điều này, có đáng ko nhỉ?

Hoang Huong | coocxe.com

5/5 - (1 bình chọn)
Tung tăng ở Đài Loan chỉ với 3 từ: cực rẻ, cực đẹp và cực sạch

Tung tăng ở Đài Loan chỉ với 3 từ: cực rẻ, cực đẹp và cực sạch

Tôi muốn yêu một người khiến tôi không còn muốn mạnh mẽ nữa!

Tôi muốn yêu một người khiến tôi không còn muốn mạnh mẽ nữa!