in

Tết năm nào cũng nhớ nhà… nhưng lại chẳng muốn về

Tết năm nào cũng nhớ nhà... nhưng lại chẳng muốn về
Tết năm nào cũng nhớ nhà... nhưng lại chẳng muốn về

Tối hôm 26 âm lịch, tôi nhận được tin nhắn của mẹ. Mẹ hỏi tôi: “Tết năm nay con có về ăn Tết không con?”

Tôi xoa xoa cái cổ nhức nhói vì phải tăng ca nhiều giờ liền, tôi không biết nên trả lời như thế nào với một người vốn dĩ là người thân nhất đời tôi.

Một lát sau, tôi nhắn cho mẹ vài con chữ “chắc không về đâu mẹ”.

Thực ra thì Tết năm ngoái, tôi cũng một mình trải qua cái Tết u buồn trên thành phố vắng tanh này. Tôi ở nhà xem những màn pháo hoa náo nhiệt ngoài cửa sổ, ăn những món ăn được rã đông từ siêu thị mua về.

Nếu bạn hỏi tôi sao không về quê ăn Tết, tôi chỉ có thể trả lời, chẳng ai muốn một mình đối mặt với sự cô độc và bơ vơ thế này.

Khi sự cô độc và bơ vơ đến với tôi, chữ nhà, dường như chẳng còn là bến đỗ che mưa chắn gió như tôi được hiểu nữa.

Tôi biết mình vẫn là viên ngọc quý trên tay cha mẹ, ít ra thì đi học, đi làm, họ vẫn luôn ủng hộ tôi.

Họ yêu thương tôi, tôi cũng yêu thương họ, tôi không nghi ngờ về điều đó. Càng lớn, tôi càng hiểu được nỗi buồn trong thế giới của người trưởng thành.

Mỗi lần về nhà, điều tôi mong muốn nhất là có thể thấy được sự ân cần và an ủi của cha mẹ.
Dù chỉ là câu “con đi làm mệt không?”, “cực rồi về nhà nghỉ ngơi”, những câu này sẽ cho tôi động lực rất lớn dù cuộc sống đang đầy những muộn phiền.

Nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại, tôi nhận được nhiều nhất là những lời khuyên lời dạy mà cha mẹ cho rằng đó là tốt nhất.

Họ sẽ cảm thấy rằng: “Con chẳng còn trẻ nữa, mau mau kết hôn cho mẹ đi”.

Họ cho rằng: “Công việc của con lương với thưởng cũng thấp, nghe lời cha đổi việc đi con”.

Họ còn thở dài: “Cha mẹ vì con hy sinh nhiều như vậy, nhưng con lại chẳng bao giờ nghe theo lời cha mẹ nói cả!”

Tôi chẳng biết nên phản bác thế nào, cũng chẳng muốn trả lời thêm gì, sự đối phó của tôi là giữ im lặng.

Cứ thế im lặng, phần lớn thời gian tôi về nhà cũng chỉ là ở trong căn phòng của mình. Nhà chẳng phải là nơi ta được tận hưởng những giây phút bình yên sau ngày làm việc mệt mỏi sao. Nhưng vì sao đối với tôi, càng ngày càng khiến tôi khó chịu và dè chừng khi nhắc đến hai từ “về quê”. Hai từ này khiến tôi rất do dự.

Khi tôi còn là một đứa trẻ trung học, đôi khi ở ký túc xá tôi sẽ khóc thầm trong chăn vì nhớ nhà. Vào cuối tháng, tôi sẽ tranh thủ dậy sớm trước khi trời sáng để đón kịp chuyến xe đầu tiên.

Nhưng bây giờ, mỗi khi cha mẹ nhắn tin hay gọi điện hỏi tôi có về không, tôi lại nghĩ ra rất nhiều lý do để nói chữ “không về”.

“Tôi không muốn về nhà, mỗi lần đi đâu về đến nhà tôi đều sẽ ngồi ở chiếc ghế dài dưới công viên nửa tiếng rồi hẳn đi lên”.

“Tôi không muốn về nhà, cha mẹ cứ cãi nhau vì những chuyện lặt vặt, nhà cho tôi cảm giác thực sự không tốt về mấy”.

“Cha mẹ tạo rất nhiều áp lực cho tôi, tôi biết họ muốn tốt cho tôi nhưng đôi khi họ khiến tôi cảm thấy khó thở”.

“Ở nhà tôi chẳng được tự do, làm mọi thứ như bị trói buộc, tôi bất lực vì họ thường xuyên cho tôi những lời cằn nhằn”.

Tôi nghĩ cũng sẽ có rất nhiều người như tôi. Dù họ đang là chồng là vợ, là con cái, đối với họ, sau cánh cửa ấy, chẳng còn là bến đỗ ấm áp nữa, mà là sự ràng buộc trong áp lực và mất đi tự do.

Nghe sự cằn nhằn của cha mẹ, tôi lựa chọn chịu đựng và nuốt hết những lời trách móc ấy. Mặc dù con người ta luôn khao khát một mái ấm gia đình, nhưng đôi khi chúng ta lựa cách bỏ trốn, tôi vẫn mong những người cô đơn như tôi đừng quá muộn để trở về nhà.

Linh An | coocxe.com

5/5 - (5 bình chọn)
Khi nào sẽ là lúc bạn quyết định ly hôn chồng của mình?

Khi nào sẽ là lúc bạn quyết định ly hôn chồng của mình?

Tại sao khi giao tiếp, con người luôn có xu hướng công kích nhau?

Tại sao khi giao tiếp, con người luôn có xu hướng công kích nhau?