Là một người từng trải, tôi đã từng vướng phải những lầm tưởng sâu sắc về một vài điều khi còn học đại học. tôi hiểu những mông lung và đau khổ trong đó, thời điểm ấy cũng rất hy vọng sẽ có người thức tỉnh được tôi, nhưng không hề có ai cả.
Vậy nên, tôi rất mong rằng bài viết này sẽ giúp những người đang học đại học kịp thời nhận ra những sai lầm ấy, trở thành những con người ưu tú hơn, để không phải tiếc nuối về quãng thời gian thanh xuân. Quan trọng nhất là giúp bạn tránh những “cạm bẫy” trong cuộc sống đại học.
Chăm chăm vào các mối quan hệ mà không biết tự tạo lập giá trị cho bản thân
Xã hội Việt Nam, đặc biệt là trên Zalo luôn rất phổ biến một thứ gọi là văn hóa “Network”, bạn chỉ cần nhìn mặt đoán ý, biết cách cư xử phù hợp là sẽ dễ dàng kết bạn được với “quý nhân”, giúp bạn có được một cuộc sống thành công, chuẩn mực sau này.
Cách suy nghĩ độc hại như vậy khiến sinh viên luôn đắm chìm trong cái gọi là các mối quan hệ xã hội mà quên đi điều quan trọng nhất là tự bản thân bạn cũng phải có giá trị.
Bạn giúp chủ tịch câu lạc bộ, làm vài việc chân tay, sau khi tốt nghiệp cũng không tìm được việc.
Bạn chúc crush vài lần ngủ ngon, vẫn như cũ được xếp vào hàng “friendzone”.
Bạn cùng những người bạn đại học thân thiết khác uống say cùng nhau vài lần, tốt nghiệp rồi cũng đường ai nấy đi.
Vì sao bạn không thể thừa nhận rằng nếu muốn được người khác đối xử tốt với mình thì bạn cũng phải nỗ lực để đề cao giá trị của bản thân?
Nếu như chủ tịch câu lạc bộ biết bạn làm Powerpoint giỏi, sẽ chỉ để bạn làm các việc chân tay sao?
Nếu crush biết bạn không chỉ học giỏi mà kĩ thuật chụp ảnh cũng cực tốt, sẽ xếp bạn vào hàng “friendzone” sao? Nếu những người bạn cùng lớp biết bạn có năng khiếu kinh doanh, học đại học đã tạo được một nhóm làm ăn nhỏ, sau khi tốt nghiệp sẽ bỏ lại bạn sao?
Tôi nghĩ là không. Nhưng thực tế, có rất nhiều sinh viên không hề rõ đem lại giá trị cho nhau là cách xã hội này hoạt động, bạn cho tôi thứ gì, tôi liền nghĩ cách cho bạn thứ khác. Điều đơn giản như vậy mà họ đều cố tình không thừa nhận, chỉ tìm cách sử dụng các mối quan hệ đang có mà không tự tăng giá trị của bản thân.
Đến khi các mối quan hệ không còn, họ lại trách móc xã hội vô tình? Ủa, lạ lùng.
Tư duy chủ nghĩa hoàn hảo
Với cách tư duy kiểu này, tóm gọn 1 chữ thôi: Lười.
Việc gì cũng đều phải chuẩn bị tất cả mọi thứ sẵn sàng mới bắt đầu làm. Chờ mua giày xong rồi mới bắt đầu chạy bộ. Chờ có máy tính mới rồi học PPT… Gọi là chủ nghĩa hoàn hảo nhưng bản chất chỉ là lấy cớ để không bắt đầu phải làm mà thôi. Điều mà những sinh viên này thông thạo nhất chính là nghĩ ra đủ mọi lý do trong đầu, và tự thuyết phục bản thân rằng: Đúng rồi, cái này mình chưa chuẩn bị, chưa thể bắt đầu luôn được. Đợi một chút.
Nhưng trên đời lấy đâu ra nhiều thứ có đủ thời gian để bạn chuẩn bị sẵn sàng hết rồi đi đón nhận kết quả? Bất luận làm gì, đều phải đi bước đầu tiên, rồi sau đó ở trong thực tiễn không ngừng khắc phục sai lầm.
“Vạn sự câu bị, chỉ khiếm đông phong” cũng chỉ là một câu nói kéo dài chứng bệnh lười của bạn mà thôi.
Dùng những thứ xác suất nhỏ để suy ra những triết lý nhân sinh
Khi còn đi học đại học, tôi thường hay nghe người xung quanh nói: “XXX à, bạn có nghe qua chuyện sinh viên Bắc Đại tốt nghiệp đi bán thịt heo không? Xem ra đi học cũng không có tác dụng gì, cuối cùng cũng như nhau.”
Không bao lâu sau, lại có bạn khác nói với tôi: “XXX à, đã nghe qua chuyện tiến sĩ tốt nghiệp trường chúng ta đi làm thuê cho người bỏ học từ hồi trung học chưa? Cuối cùng đi học cũng không có tác dụng mẹ gì”
Những lời tương tự như vậy, tôi nghe qua quá nhiều. Điểm chung của những lời nói này là luôn dùng những thứ tập mẫu với xác suất nhỏ để suy luận ra những điều dường như là chân lý không thể phủ nhận.
Theo thống kê, các sinh viên tốt nghiệp cao đẳng về mặt bằng chung đều so với các trường đại học trong nước khác tốt hơn nhiều, tuy rằng hàng năm cũng đều có những sinh viên cao đẳng gặp khó khăn khi tìm việc, đôi lúc so các trường khác còn không bằng, nhưng cũng không thể vì một vài ví dụ như vậy mà suy luận ra cả tổng thể.
Chọn cách tư duy như vậy để giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống là đơn giản và vô não nhất, vì bạn không cần logic cũng có thể tìm ra kết luận mình muốn, tiết kiệm cả về sức lực và thời gian.
Vậy nên về sau nếu có người dùng tư duy như vậy, nhớ kĩ cần cảnh giác, bởi vì họ đang cố che giấu tính chân thật của cả sự việc, chỉ đơn giản để thỏa mãn tư duy ngu xuẩn của họ.
Tinh thần cạnh tranh một cách mù quáng
Trong cuộc sống đại học, điều kiêng kỵ nhất chính là nghĩ rằng mọi người đều là đối thủ. Trong xã hội, những thứ có giá trị đều hết sức khan hiếm: tiền bạc, địa vị, mỹ nữ,… Để sở hữu những điều đó cần bạn phải nỗ lực hết mình mới có thể gặp vận may. Và ở đại học, khi gặp được đủ các thể loại học bổng, chứng kiến các bạn ban cán sự ưu tú, chủ tịch câu lạc bộ… nhận thưởng và vinh danh khi, chúng ta đều suy nghĩ: “Nếu những giải thưởng và vinh dự kia thuộc về mình thì tốt biết bao”.
Vì thế, một người chuyên tâm muốn học lên thạc sĩ khi nhìn đến người khác cầm giải thưởng về kí túc xá liền khinh thường tự nói:” Hừ, có gì hơn người khác đâu. Nếu không phải bản thân chuyên tâm học lên thạc sỹ cũng có thể nhận được”. Bạn được giải thưởng bỗng dưng trở thành người cạnh tranh mà không hề biết. Vài ngày sau, một bạn nữ chưa tốt nghiệp vui mừng vì nhận được offer của VINGROUP. Khi bạn ấy vui mừng chia sẻ về điều này, người kia vẫn khinh thường nghĩ rằng: “Hừ, có gì hơn người khác đâu. Nếu không phải bản thân chuyên tâm học lên thạc sỹ cũng có thể nhận được”
Những ví dụ như vậy, đếm cũng không tài nào hết được.
Ý thức cạnh tranh một cách mù quáng không chỉ khiến bạn lãng phí thời gian và công sức mà còn khiến bạn trở nên ghen ghét, bất mãn và nóng nảy hơn.
Cạnh tranh là đúng, nhưng chỉ khi bạn biết mình muốn gì, để đạt được điều đấy cần bỏ ra những gì, hi sinh những gì, trả giá những gì mới có thể can tâm tình nguyện phấn đấu, nỗ lực. Nếu không, khi bạn đang mệt mỏi với những gì mình đang làm và nhìn thấy người khác đạt được thành công ở mặt khác sẽ không chịu được mà nghiến răng nghiến lợi. Tự nhận thức được bản thân muốn gì mới là tiền đề quan trọng.
An Huy | coocxe.com