in

Bình yên là hạnh, biết mình đủ đầy là phúc

Bình yên là hạnh, biết mình đủ đầy là phúc
Bình yên là hạnh, biết mình đủ đầy là phúc

Nhà văn Nga Krylov từng viết trong truyện ngụ ngôn rằng: “Kẻ tham lam thứ gì cũng muốn có nhưng kết cuộc thì vẫn trắng tay”. Không phải dùng sức để thể hiện uy quyền, có phúc cũng chẳng cần phải hết sức để hưởng, thông mình cũng chả cần phải ép buộc mới có được.

Bình yên là hạnh, biết mình đủ đầy là phúc, có một trái tim sạch sẽ là lộc, ít ham muốn thì sống sẽ thọ. Lòng dạ con người, nếu nhiều ham muốn thì rất hẹp hòi, còn ngược lại thì rất khoan dung. Nghèo mà hạnh phúc vẫn tốt hơn giàu mà vẩn đục.

Sống ở thực tại

Con người có ba kiểu ngày. Người mê muội tâm trí sống ở quá khứ, người đầy hoài bão sống ở tương lai, chỉ có những người tâm không tạp niệm sống ở thực tại thôi.

Ngày hôm qua đã trở thành chuyện quá khứ, giống như tấm chi phiếu hết hạn vậy đó, Còn chuyện ngày mai là chuyện chưa đến, chưa biết trước được, có giống tấm chi phiếu không thể rút được không? Chỉ còn cách sống ở hiện tại thôi.

Không cần phải nghĩ quá nhiều về những chuyện không thể xảy ra, không cần phải suốt ngày nơm nớp lo sợ về những thứ vô định. Nhồi nhét quá nhiều thứ vào suy nghĩ thật ra chính là đang tự hành hạ bản thân.

Không so đo thiệt hơn

Ở đời không cần phải so đo xét nét, hãy để cho cơn giận của bản thân biết suy nghĩ. Người xưa có câu: Cả đời chắc gì được trăm năm mà giận dỗi lại làm tổn mất 10 năm tuổi thọ, một điều nhịn chín điều lành.

Tưởng tượng xem, chúng ta đều chỉ là người vị khách qua đường đến và đi thôi, cũng chỉ là đến thê giới này vào lúc này để đi dạo một lúc, cớ gì phải tính toán thiệt hơn với một chuyện nhỏ nhặt cỏn con cơ?

Sống vì bản thân

Cả một đời, thường như thế này, lúc đáng sống nhất lại chẳng có hứng để sống, lúc chẳng còn gì để nuối tiếc nữa thì sức sống lại trồi lên mạnh mẽ, muốn tìm được mục tiêu sống nhưng tìm mãi chẳng được.

Hoặc là, nói cách khác, lúc chưa nhìn thấu cuộc sống thật tươi đẹp thì sống khổ cực, đến lúc nhận ra được sắc màu của cuộc sống thì chẳng còn động lực để sống nữa. Bạn chỉ có một cuộc đời thôi, hãy sống vì bản thân, cho bản thân.

Hãy đối xử với bản thân thật tử tế

Đời người rất ngắn ngủi, đừng tự làm khó chính mình. Áp lực trên vai quá nặng nề khiến bạn thở không nổi, khi trong lòng có quá nhiều mối lo ngại thì bạn mãi sẽ không vui vẻ lên được đâu.

Nếu mệt thì hãy nghỉ, nếu sai thì hãy biết cách khắc phục, nếu buồn thì hãy khóc to lên, nếu vui thì hãy cười thật rạng rỡ.

Bớt nhàn nhã

“Rảnh rỗi” thực sự không phải là buông lơi bản thân mà là học được cách thả lỏng về cả tinh thần lẫn thể chất, hãy để một trái tim bận rộn quên đi những mệt nhọc.

Hãy nghỉ ngơi thật hợp lý, tranh thủ lúc này thì gột rửa cho tâm hồn thật nhẹ nhàng, khoan khoái.

Biết giới hạn của bản thân

Thay đổi một chút để thích nghi với môi trường, nhưng hãy xoay nó theo cách làm cho bạn thấy thoải mái, đừng làm quá giới hạn của bản thân.

Đến một độ tuổi nhất định khi mà cái gì cũng nhìn thấu được rồi thì cho dù không muốn bước qua lằn ranh như thế nào rồi cũng sẽ có cách để chăm sóc tốt bản thân thôi.

Biết tự tận hưởng

Trong cuộc sống, khi mà những người khác theo đuổi vật chất, tôi chỉ muốn sống với tinh thần, những băng ghế đá nhỏ nhắn, những con đường rải đầy hoa, những câu hát, hay một chiếc tách nhỏ bé và chỉ muốn tận hưởng chính mình. Thấy thoải mái là được rồi, không cần phải quá cầu kì đâu.

Một bài hát, một tách trà, trồng hoa, nuôi cá, hưởng thụ một cuộc sống như thế này không phải đã rất hạnh phúc rồi sao?

Học cách tận hưởng cuộc sống

Lắng nghe tâm hồn và cuộc sống xung quanh nhiều hơn. Đừng bỏ lỡ thiên nhiên mà hãy tận hưởng nó bất cứ khi nào có thể. Để sống được đã rất khó, nhất định phải biết học cách hưởng thụ cuộc sống này.

Thiên Nhã Linh | coocxe.com

5/5 - (1 bình chọn)
Bạn có lời nào muốn nói với người yêu cũ không?

Bạn có lời nào muốn nói với người yêu cũ không?

Sự dạy dỗ của bạn, chính là vạch xuất phát của con trẻ

Sự dạy dỗ của bạn, chính là vạch xuất phát của con trẻ